Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘tuần 4’

1. Thông tin chung

Họ tên: NGÔ VĂN H.  78 tuổi           nam

Nhập viện: 13h 10/04/2012

2. Tóm tắt bệnh án:

– Bệnh sử: cách nhập viện 2 tháng, bẹnh nhân bị khàn tiếng, phù 2 chân tang dần. Ho nhiều đàm, khó khạc

– Tiền căn: chưa ghi nhận bất thường

– Tóm tắt khám lân sàng:

Mạch 110 lần/ phút              Huyết áp: 100/60 mmHg

Âm phế bào giảm 2 bên

Phù 2 chân ++

– Tóm tắt cận lâm sang:

XQuang phổi: Tràn dịch màng phổi T
P1050232
3. Tường trình phẫu thuật:

– Loại phẫu thuật: chọc dò màng phổi

– Ngày giờ thực hiện: 21h 11/04/2012

Bệnh nhân nằm ngửa

Theo dõi mạch, huyết áp, SpO2

Trải sang vô khuẩn, sát trùng
P1050234

Gây tê liên sườn IV-V đường nách giữa
P1050236
Rạch da, dùng Kelly tách các lớp da, niêm, cân cơ vào màng phổi
P1050237
Đặt ống vào khoang màg phổi
P1050238
Gắn 1 đầu ống vào bình dẫn lưu kín có 500ml natri clorua
P1050245
Dịch chảy ra màu vàng trong, lượng khoảng 300ml

Dùng chỉ khâu giữ ống trên thành ngực

Bang dán vô khuẩn
P1050241
– Kết thúc cuộc mổ lúc 21h30 11/04/2012

Read Full Post »

1.    Thông tin chung:

Ngày trực: 9/04/2012

Bác sĩ trực: BS Nghĩa, BS Minh, BS Toàn, BS Hiền

Các ca mổ về ngoại tổng quát trong tua trực: 3 ca viêm ruột thừa

2.    Tường trình ca tiểu phẩu:

Họ tên: Trần Ngọc D.

Nam, 21 tuổi

Cơ chế chấn thương: Bệnh nhân đang đi xe máy bị xe máy khác đi ngược chiều đụng, bn không té xuống đất. Lúc nhập viện bệnh nhân vẫn tỉnh táo, sinh hiệu ổn.

Mô tả vết thương: vết thương ngón chân thứ 4 bên (P), sâu 1 cm, dài 2 cm.

Xử trí: khâu 5 mũi rời bằng chỉ Nylon 3.0, sát trùng bằng Petadine, băng lại bằng gạc.

3.     Tường trình ca lâm sàng

Bệnh nhân Phan Thị Q., nữ, 58 tuổi

Địa chỉ: Long An.

Ngày nhập viện: 9 giờ 23 phút 12/4/2012

Lý do nhập viện: Đau bụng.

Tóm tắt bệnh sử và khám lâm sàng:

Bệnh sử:

Cách NV 1 ngày, bn đột ngột đau bụng vùng thượng vị, đau quặn từng cơn trên nền âm ỉ, đau liên tục, không lan, kèm nôn ói # 4 – 5 lần, ra thức ăn không lẫn máu, sốt lạnh run (?) 2 – 3 lần / ngày, bn đi khám ở bác sĩ tư, Siêu âm: có bệnh lý về đường mật, và đề nghị chuyển sang BV 115.

Bn mệt nên ăn uống ít, tiêu tiểu bình thường, không chóng mặt, không nhức đầu.

Tiền căn:

Bệnh gan (?) cách đây 30 năm, điều trị ổn

Viêm dạ dày 20 năm, điều trị ổn

Chưa ghi nhận bệnh lí ngoại khoa đã phẫu thuật trước đây.

Chưa phát hiện tiền căn đái tháo đường và tăng huyết áp.

Khám lâm sàng:

Sinh hiệu:

  • Mạch 100 lần/phút
  • Huyết áp: 110/60 mmHg
  • Nhịp thở 20 lần/phút
  • Nhiệt độ: 38,40C

Bệnh nhân tỉnh tiếp xúc tốt

Vàng da, vàng mắt.

Tim: tần số 90 lần/phút, nhịp tim đều, T1 T2 rỏ.

Phổi: gỏ trong, âm phế bào êm dịu hai phế trường.

Khám bụng:

–       Bụng mềm, cân đối, di động theo nhịp thở, ấn đau vùng thượng vị.

–       Có cảm ứng phúc mạc.

–       NĐR : 6 lần/ phút.

Các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.

Chẩn đoán sơ bộ: Nhiễm trùng đường mật do sỏi OMC

Chẩn đoán phân biệt:

Nhiễm trùng đường mật do giun chui ống mật

Viêm tuỵ cấp

Viêm dạ dày

Biện luận:

Nghĩ nhiều đến Nhiễm trùng đường mật do Sỏi ống mật chủ vì bn đột ngột đau hạ sườn P, đau quặn liên tục, kèm theo sốt lạnh run, vàng da, kết mạc mắt vàng, khám ấn đau hạ sườn (P) + thượng vị.

Chưa loại trừ được Viêm tuỵ cấp do bn đau bụng vùng hạ sườn (P), còn kèm theo nôn ói nhiều, không giảm đau sau nôn.

Chưa loại trừ được bệnh cảnh Viêm dạ dày do bn có đau bụng vùng thượng vị, kèm theo nôn ói, ngoài ra tiền căn có Viêm dạ dày 20 năm.

Cận lâm sàng đã có:

1/ Công thức máu:

WBC                 18.9 K/uL

Neu                  14,6 K/uL        94.4%

RBC                  4.45 M/uL

Hgb                  13.3 g/dL

Hct                   36.9 %

2/ Sinh hoá máu:

Glucose            123                  mg/dL

BUN                  27                    mg/dL

Creatinine        1.11                 mg/dL

Na                    128                  mmol/L

K                      2.9                   mmol/L

Cl                     91                    mmol/L

AST                  114                 U/L

ALT                   88                    U/L

Bili TT               4.73                mg/dL

Bili TP               7.27                mg/dL

Amylase           80                    U/L

3/ Đông máu: bình thường

4/ Siêu âm bụng:

Gan (T) hạ phân thuỳ II có cấu trúc echo kém, bờ dày, vôi hoá, d # 61x56mm, lòng có nhiều echo dày. Dịch dưới gan (-)

Túi mật nhiều cặn bùn, thành không dày

Đường mật trong gan hạ phân thuỳ 5, 6, 7 dãn. HPT 5 dãn # 19mm lòng có cấu trúc echo kém, không di chuyển, lấp đầy lòng ống, không bóng lưng, d # 47×11 mm

Ống mật chủ không dãn

Doughlas (-)

Kết luận:

T/d cấu trúc echo kém đường mật gan (P) (xác giun ?)

U gan (T) chưa rõ bản chất

5/ CTscan:

Giãn lớn đường mật trong gan P va T ( T > P ), giãn OMC (đk ngang lớn nhất # 15mm) và túi mật, có khí rải rác trong đường mật gan T và OMC, khí trong túi mật à nghĩ do NT đường mật

Bên trong lòng OMC và đường mật gan T có vài cấu trúc nhỏ tăng nhẹ đậm độ, kt không đều, dạng viền đồng tâm và dạng nốt, không bắt tương phản sau tiêm cản quang à nghĩ do Sỏi đường mật ( vôi hoá xác giun ? )

 

Biện luận CLS:

CTM có BC tăng cao (18.9 K/uL), trong đó Neu chiếm ưu thế (94.4%), ngoài ra AST, ALT tăng, và Bilirubin trực tiếp tăng, và CTscan có hình ảnh sỏi OMC và giãn OMC à nghĩ nhiều Nhiễm trùng đường mật do sỏi OMC.

Kết quả CTscan và Siêu âm bụng cho thấy hình ảnh tụy bình thường, men tụy tăng không nhiều à loại trừ TH Viêm tụy cấp

Chẩn đoán xác định:

Nhiễm trùng đường mật do sỏi OMC

Hướng xử trí: 

1.      Điều trị nội khoa:

Giảm đau

Hạ sốt

Chống nôn

Truyền dịch

2.      Điều trị ngọai khoa:

Bệnh nhân có sỏi kẹt đoạn cuối ống mật chủ gây VTC kèm theo à Điều trị bằng cách lấy sỏi ống mật chủ qua ERCP.

Trước khi tiến hành thủ thuật, cho kháng sinh điều trị. Bn nhịn ăn uống tối thiểu 6 giờ.

Thông thường cần phải cắt cơ vòng Oddi trước khi tiến hành lấy sỏi.

Phương pháp lấy sỏi phụ thuộc vào kích thước sỏi.

Khi không lấy được sỏi, cần phải lưu thông đường mật (ống mật – mũi)

Chăm sóc sau làm thủ thuật:

  • Lưu bn trong phòng hậu phẫu, bn nhịn ăn uống và được truyền dịch trong 6-12 h.
  • Thăm khám bụng và theo dõi tình trạng đau bụng,
  • Có thể cho liều kháng sinh thứ hai, sau liều đầu 12 h.

Biến chứng: xảy ra trong 5-8% các trường hợp. Bao gồm: chảy máu, viêm đường mật, viêm tụy, thủng tá tràng, tổn thương đường mật. Tỉ lệ tử vong: 0,2 – 0,5%

4. Kinh nghiệm lâm sàng:

Bn nhập viện với bệnh cảnh đau hạ sườn (P) + sốt lạnh run + vàng da, phải coi các triệu chứng trên có phù hợp với tam chứng Charcot hay không, nếu không phù hợp phải nghĩ đến những bệnh lý khác cũng gây các triệu chứng tương tự như Viêm tụy cấp, Viêm túi mật cấp, Áp xe gan, …

Chuẩn bị trước khi làm ERCP phải cẩn thận và đầy đủ, để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân khi làm thủ thuật này.

Read Full Post »

I/ Thông tin chung:

Bệnh nhân Đàm Hữu Đ., nam, 47 tuổi.

Địa chỉ: Q4, TP HCM

NV: 12h10 ngày 12/4/2012

LDNV: đau bụng.

II/ Tóm tắt bệnh án:

Bệnh sử:

Cách NV 1/2 tháng, bn thỉnh thoảng đau quặn bụng từng cơn trên nền âm ỉ vùng thượng vị, không liên quan đến bữa ăn, kèm sụt cân (?), thấy quần áo rộng nhiều, tiêu chảy 4 lần/ngày, phân vàng và thỉnh thoảng thấy khó thở.

Cách NV 10 ngày, đau bụng tăng dần, tính chất như trên, đau nhiều làm bn không đi được, đi phải khom người, không sốt, tiểu bình thường, không nôn ói => NV BV 115

Tiền căn:

Nghiện rượu 20 năm, 1 – 2 xị / ngày

Hút thuốc ít

Chưa ghi nhận tiền căn nội – ngoại khoa.

Khám thực thể:

Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tổng trạng trung bình

Sinh hiệu: ổn

Da vàng. Kết mạc mắt vàng.

Niêm nhạt

Không phù, hạch ngoại vi không sờ chạm

Không tuần hoàn bàng hệ. Không sao mạch. Không lòng bàn tay son.

Tim: tần số 90 lần/phút, nhịp tim đều, T1 T2 rỏ.

Phổi: Hội chứng 3 giảm ở đáy phổi P.

Bụng:

  • Cân đối, di động theo nhịp thở, không u sẹo.
  • Bụng chướng, ấn đau vùng thượng vị nhiều. Bụng gồng.
  • Gan lách không sờ chạm.
  • Gõ trong
  • Nhu động ruột 4 lần/phút, âm sắc không tăng
  • Không đề kháng, không phản ứng thành bụng.

Các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.

Tóm tắt cận lâm sàng:

1/ Công thức máu: WBC 13,9 K/uL ( Neu 79,6%)

2/ Siêu âm bụng: Dịch ổ bụng lượng nhiều. Dịch màng phổi (P) lượng nhiều.

Đặt vấn đề:

Hội chứng Viêm phúc mạc

Hội chứng vàng da

Hội chứng mất máu cấp

Nghiện rượu

Chẩn đoán sơ bộ: K gan vỡ

Chẩn đoán phân biệt:

Nang giả tuỵ vỡ

Thủng tạng rỗng

Nhiểm trùng báng / Xơ gan

III/ Tường trình thủ thuật: Chọc hút dịch ổ bụng

Chỉ định:

  • Giai đoạn đầu và mới của dịch báng: Đánh giá tính chất dịch giúp xác định nguyên nhân, phân biệt dịch thấm và dịch tiết, xác định sự hiện diện của tế bào ung thư, hoặc nói lên những vấn đề cần lưu ý khác.
  • Nghi ngờ viêm phúc mạc tự phát hoặc thứ phát.

Vị trí chọc dò

1 điểm dưới rốn 2cm (trên đường trắng )

2 điểm cách phía trên mỗi gai chậu trước trên 5cm.

Các bước tiến hành:

Giải thích thủ thuật, lợi ích, nguy cơ, biến chứng và lựa chọn cho bệnh nhân hoặc người nhà, và yêu cầu ký giấy đồng ý.

Làm trống bàng quang, kêu bệnh nhân tự đi hoặc đặt thông tiểu  .

Đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế, sát trùng vùng da sẽ chọc dò.

Đâm kim vào đúng trí, từ từ rút dịch ra

Khi dịch đã đầy bơm tiêm, nhẹ nhàng rút kim ra

Băng lại chỗ vừa đâm kim cho bn, để tránh nhiễm trùng

Lấy mẫu thử đi xét nghiệm amylase( xem có tổn thương tụy ko)

IV/ Kinh nghiệm lâm sàng:

Chỉ định chọc dò dịch ổ bụng khi nghi ngờ có dịch trong ổ bụng và chưa xác định được bản chất của dịch. Sau chọc dò, lấy dịch đi xét nghiệm để xác định chẩn đoán.

Trước khi làm thủ thuật, phải giải thích cho người nhà và bệnh nhân hiểu rõ các biến chứng, và mức độ cần thiết phải làm thủ thuật, để người nhà yên tâm.

Read Full Post »

1-Thông tin chung

Ngày trực:11/04/2012

Bác sỹ trực: Bs Viễn, Bs Ninh, Bs Trung, BS Huyền

Các ca mổ trong tua trực: 3 ca viêm ruột thừa

2-Tường trình ca tiễu phẫu (khâu vết thương)

Họ tên Hồ Đào T.                  20 tuổi             nam

Cơ chế chấn thương: bị tai nạn giao thong, biển số xe quẹt vào mu bàn chân T

Mô tả vết thương: vết thương dài 7cm, sâu 1cm, mặt cắt gọn, trên mu bàn chân T
cc a

3-Tường trình ca lâm sàng

Họ tên             LƯ TƯỜNG Q.          52 tuổi             nam

Giờ nhập viện: 08h 11/04/2012

Lý do nhập viện: đau ngực

Tóm tắt bệnh sử:

Cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân đột ngột đau ngực P, đau lien tục, lan sau lung và hông T. kèm ho khan, khó thở.

Ngày nhập viện, bệnh nhân đi cầu phân đen, sệt, mùi tanh, 2 lần/ ngày. Đau ngực tang nên nhệp BV 115

Tóm tắt thăm khám:

Bệnh nhân đừ, mệt mỏi

Da niêm nhạt

Ấn đau khắp ngực T

Hội chứng 3 giảm phổi T

Bụng mềm, không chướng, di động theo nhịp thở

Không điểm đau

Tiền căn: không ghi nhận bất thường

Tóm tắt kết quả cận lâm sàng :

XQuang phổi: Tràn dịch màng phổi T

Xẹp phổi thụ động phần lớn phổi T
P1050246
CT scan: Tràn dịch- khí màng phổi T lượng nhiều, thành phần dịch gồm 2 lớp: bên trên có đậm độ 17HU, bên dưới có đậm độ 45HU -> nghĩ tràn máu- tràn khí màng phổi T

Nhu mô phổi T gần như bị ép xẹp hoàn toàn

Tim và trung thất bị đẩy lệch sang P
P1050250
P1050249

Chẩn đoán trước phẫu thuật: tràn dịch màng phổi T lượng nhiều

Xử trí: bệnh nhân được đặt ống dẫn lưu màng phổi T. Ra 1500ml máu
P1050252
P1050257
P1050254
P1050260

Chẩn đoán sau phẫu thuật: tràn máu màng phổi T

4-Kinh nghiệm hay bài học rút ra từ tua trực:

–          Khi đặt ống dẫn lưu màng phổi, cần theo dõi huyết áp, SpO2

–          Khi tràn dịch màng phổi, dịch màu vàng trong tiên lượng tốt hơn máu

Read Full Post »

1-Thông tin chung

Ngày trực:11/04/2012

Bác sỹ trực: Bs Viễn, Bs Ninh, Bs Trung, BS Huyền

Các ca mổ trong tua trực: 3 ca viêm ruột thừa

2-Tường trình ca tiễu phẫu (khâu vết thương)

Họ tên Hồ Đào T.                  20 tuổi             nam

Cơ chế chấn thương: bị tai nạn giao thong, biển số xe quẹt vào mu bàn chân T

Mô tả vết thương: vết thương dài 7cm, sâu 1cm, mặt cắt gọn, trên mu bàn chân T
cc e

3-Tường trình ca lâm sàng

Họ tên             LƯ TƯỜNG Q.          52 tuổi             nam

Giờ nhập viện: 08h 11/04/2012

Lý do nhập viện: đau ngực

Tóm tắt bệnh sử:

Cách nhập viện 2 ngày, bệnh nhân đột ngột đau ngực T, đau lien tục, đau lan ra sau lung, không yếu tố tang/ giảm cơn đau. Kèm nôn 2-3 lần/ ngày ra nước. Ho khan, không có đàm. Khó thở khi nằm, phải ngồi mới dễ thở. Bệnh nhân thấy còn chịu được nên không đi khám. Ăn uống kém. Đi tiêu tiểu bình thường

Ngày nhập viện, đau tăg, khó thở nhiề nên nhập bệnh viện 115

Tóm tắt thăm khám:

Tổng trạng:

Bệnh nhân đừ, mệt mỏi, tiếp xúc được

Tổng trạng gầy

Da niêm nhạt

Khám ngực:

Lồng ngực không cân đối, bên T nhô cao hơn.

Di động theo nhịp hở chỉ bên P

Ấn đau khắp ngực T

Hội chứng 3 giảm phổi T

Khám bụng:

Bụng mềm, không chướng, di động theo nhịp thở

Không điểm đau. Đề kháng (-). Phản ứng thành bụng (-)

Tiền căn: không ghi nhận bất thường

Tóm tắt kết quả cận lâm sàng :

Công thức máu:

WBC   7,8 K/ML

Neu     5,57 K/ML      71,4%

RBC    2,12 M/ML

Hgb     7,5 g/dL

Hct      22,1 %

MCV   104,2 fL

MCH   35,4 pg

MCHC            33,9 g/dL

XQuang phổi: Tràn dịch màng phổi T

Xẹp phổi thụ động phần lớn phổi T
P1050246

CT scan: Tràn dịch- khí màng phổi T lượng nhiều, thành phần dịch gồm 2 lớp: bên trên có đậm độ 17HU, bên dưới có đậm độ 45HU -> nghĩ tràn máu- tràn khí màng phổi T

Nhu mô phổi T gần như bị ép xẹp hoàn toàn

Tim và trung thất bị đẩy lệch sang P
P1050250
P1050249

Chẩn đoán trước phẫu thuật: tràn dịch màng phổi T lượng nhiều

Xử trí: bệnh nhân được đưa lên phòng mổ, đặt ống dẫn lưu màng phổi T. Ra 1500ml máu đỏ sẫm
P1050252
P1050257
http://www.flickr.com/photos/65726049@N04/7084224523/
P1050260

Chẩn đoán sau phẫu thuật: tràn máu màng phổi T

4-Kinh nghiệm hay bài học rút ra từ tua trực:

–          Xquang của bệnh nhân không thấy vòm hoành. Nguyên nhân có thể do tràn dịch màng phổi nên không thấy sự tương phản giữa nhu mô phổi và vòm hoành; cơ hoành bị nhão; thoát vị cơ hoành

–          Bệnh nhân tràn dịch màng phổi lượng nhiều cần kẹp Kelly để thoát dịch từ từ nếu không có thể gây sốc

Read Full Post »

Older Posts »