Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Cộng đồng’ Category

Viêm gan A là tình trạng viêm của gan gây ra bởi virut viêm gan A. Bệnh thường tiến triễn mạn tính. Để phòng ngừa bị nhiếm và lây lan ta có thể thực hiện một vài bước sau.

Rửa tay

Những lời khuyên sau đây có thể giúp giảm nguy cơ lây lan hoặc tránh nhiễm:

  • Luôn luôn rửa tay kỹ sau khi sử dụng nhà vệ sinh và khi bạn tiếp xúc với máu, phân của người bị nhiễm bệnh, hoặc chất dịch cơ thể khác.
  • Tránh thức ăn và nước ô uế.

Các virus có thể lây lan nhanh hơn thông qua các trung tâm chăm sóc và những nơi khác mà con người tiếp xúc gần gũi. Rửa kỹ lưỡng tay trước và sau mỗi lần thay tã, trước khi phục vụ thức ăn, và sau khi sử dụng nhà vệ sinh có thể giúp ngăn chặn bệnh

Nếu bạn đang xúc với bệnh

Nếu gần đây bạn đã tiếp xúc với bệnh viêm gan A và bạn chưa bị viêm gan A trước đây. Bạn nên tiêm chủng

Các lý do phổ biến khiến bạn có thể cần phải tiêm phòng là:

  • Bạn sống với một người có bệnh viêm gan A.
  • Gần đây bạn đã có quan hệ tình dục với một người có bệnh viêm gan A.
  • Gần đây bạn sử dụng ma túy, hoặc tiêm hoặc không tiêm, với những người có bệnh viêm gan A.
  • Bạn đã có gần gũi, tiếp xúc cá nhân qua một khoảng thời gian với những người có bệnh viêm gan A.
  • Bạn đã ăn trong một nhà hàng thức ăn hoặc thực phẩm xử lý đã được tìm thấy bị nhiễm bệnh hoặc bị nhiễm viêm gan A.

Vắc xin

Vắc xin bảo vệ chống lại bệnh viêm gan A lây nhiễm là có sẵn. Tiêm chủng viêm gan siêu vi được khuyến cáo cho tất cả trẻ em lớn hơn 1 tuổi.

Vắc-xin bắt đầu bảo vệ 4 tuần sau khi nhận được liều đầu tiên.  Tiêm lại sau 12 tháng là cần thiết để bảo vệ lâu dài.

Những người khác là những người có nguy cơ cao bị viêm gan A và sẽ được chủng ngừa bao gồm:

  • Những người sử dụng các loại thuốc tiêm
  • Những người làm việc với virus viêm gan trong phòng thí nghiệm
  • Những người có bệnh gan mãn tính
  • Những người nhận được nhận các yếu tố đông máu thường xuyên để điều trị chảy máu hoặc rối loạn đông máu khác
  • Quân nhân
  • Những người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác
  • Nhân viên của trung tâm chăm sóc trẻ em
  • Những người chăm sóc cho các bệnh nhân sống trong nhà điều dưỡng dài hạn

Đối với khách du lịch

Du khách nên dùng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tránh các sản phẩm sữa.
  • Tránh thịt và cá sống hoặc nấu chưa chín.
  • Hãy coi chừng hoa quả thái lát có thể đã được rửa trong nước bị ô nhiễm. Du khách nên tự gọt vỏ tất cả các loại trái cây tươi và rau quả
  • Không mua thực phẩm từ các nhà cung cấp đường phố.
  • Chỉ sử dụng nước đóng chai để đánh răng, tránh uống rượu  (Hãy nhớ rằng viên nước đá có thể nhiễm trùng.)
  • Nếu không có nước, nước sôi là phương pháp tốt nhất để loại bỏ bệnh viêm gan A. Đưa nước vào đun sôi đầy đủ ít nhất 1 phút để đảm bảo an toàn khi uống.
  • Ăn thực phẩm đã được đun nóng kĩ

Những người làm việc hoặc đi du lịch tại các khu vực mà bệnh viêm gan A là phổ biến nên được chủng ngừa.Các khu vực này bao gồm châu Phi, châu Á (trừ Nhật Bản), Địa Trung Hải, Đông Âu, Trung Đông, Trung và Nam Mỹ, Mexico, và các bộ phận của vùng biển Caribbean.

Nếu bạn đang đi du lịch đến các khu vực này trong ít hơn 4 tuần và không được bảo vệ bởi vắc-xin. Bạn cũng có thể tiêm 1 liều dự phòng  globulin miễn dịch (IG).

Read Full Post »

SPONTANEOUS PNEUMOTHORAX-TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT

Ca lâm sàng

          John là một kỹ sư điện khỏe mạnh 28 tuổi. Một tối nọ, anh đang trên đường lái xe về nhà thì đột nhiên có cảm giác đau như dao đâm ở ngực phải và vùng nách bên phải. Anh bắt đầu cảm thấy khó thở kèm nhịp thở và nhịp tim tang đột ngột. May mắn thay, trên đường đi làm hằng ngày của John đều đi ngang qua bệnh viện nên anh nhanh chóng vào cấp cứu bệnh viện.

          Bác sĩ phòng cấp cứu nghe phổi John, kiểm tra tình trạng thiếu máu và chụp X quang ngực. Qua tìm hiểu tiền căn, John không có vấn đề về hệ hô hấp nhưng anh là người nghiện thuốc lá nặng.
Photobucket
          Sau khi xem qua phim X quang ngực của John, anh được chẩn đoán là “tràn khí màng phổi tự phát” hay còn gọi là “xẹp phổi”. Bác sĩ giải thích cho John rằng, có một cái lỗ được mở ở phổi phải và từ đó khí rò rỉ vào khoang xung quanh phổi. Với khả năng đàn hồi của nhu mô phổi, phổi đã co xẹp lại. Bác sĩ không tìm thấy ở anh nguyên nhân nào gây tràn khí màng phổi nhưng việc hút thuốc làm tang nguy cơ tràn khí màng phổi. John thật may mắn vì đây là tràn khí lượng ít, nghĩa là chỉ có 1 lượng nhỏ khí từ phổi vào khoang màng phổi.

          John được hướng dẫn cai thuốc lá, hạn chế lên vùng cao, không tham gia môn bay không trọng lực và lặn dưới nước có bình dưỡng khí. Anh cũng được yêu cầu chụp lại X quang ngực

Thảo luận

          Trong tràn khí màng phổi, áp lực  khoang màng phổi lớn hơn áp lực khí quyển, điều đó sẽ làm lệch trung thất và gây khó thở

          Tràn khí màng phổi tự phát xuất hiện khi kén khí trên bề mặt phổi vỡ, khi đó khí sẽ di chuyển  từ phổi vào khoang màng phổi. Vì bình thường áp lực trong phế nang lớn hơn trong khoang màng phổi. Khi khí thoát ra từ phổi, mô phổi sẽ co lai và phổi sẽ bắt đầu xẹp. Phổi sẽ tiếp tục xẹp cho đến khi sự chênh lệch áp suất đó không còn nũa hoặc cho đến khi phổi xẹp hoàn toàn.

          Tràn khí màng phổi làm giảm khả năng của hệ hô hấp, dẫn đến hậu quả là giảm nồng độ oxy máu, tăng nhịp thở và tang nhịp tim. Nếu tràn khí màng phổi lượng ít, lượng khí thoát vào khoang màng phổi sẽ tái hấp thu  vào trong phổi. Còn nếu tràn khí lượng nhiều, phải dùng một kim bơm hoặc ống dẫn lưu đưa vào khoang màng phổi để hút lượng khí đó và phổi sẽ giãn trở lại

Đặt vấn đề

1.Màng phổi thành, màng phổi tạng khoang màng phổi, chúng tác động như thế nào dể gây ra tràn khi màng phổi tự phát?

          -Màng phổi tang: là lớp thanh mạc bao phủ bề mặt phổi. Tràn khí màng phổi có liê quan tới sự vỡ của màng phổi này

          -Màng phổi thành: hay lá thánh là lớp thanh mạc bao phủ các thành phân trong khoang ngực. Màng này không lien quan trực ti61p đến vấn đề tràn khí màng phổi của John.

          -Khoang màng phổi: là 1 khoang ảo nằm giữa màng phổi thành và tạng. Khoang này được gọi là khoang ảo vì bình thường khoang này không tồn tại, do 2 lá thành và tang dính sát vào nhau. Khoảng cách giữa chúng chỉ mỏng như 1 tấm phim và được lót bằng dịch. Khi tràn khí màng phổi xảy ra, khí sẽ vào khoang màng phổi và biến khoang ảo này trở thành 1 khoang thực sự

2. Khuynh hướng co lai của phổi là gì?

          Phổi thường co lại khi bị xẹp do các sợi chun trong cấu trúc mô học của nhu mô phổi. Sợi chun bị căng kéo nên có khunh hướng co ngắn lại, cùng với sức căng bề mặt của lớp dịch lót lòng phế nang tạo nên 1 lực căng gây co xẹp phế nang. Ngoài ra, chất Surfactant làm giảm sức căng bề mặt nên hệ quả là xẹp phổi.
Photobucket
3. Tại sao John được yêu cầu không nên đến vùng cao và tham gia môn bay không trong lực.

          Ở vùng cao, áp suất khí quyển thấp hơn áp suất riêng phần của oxy. John sẽ phải thở nhanh hơn, sâu hơn  để cung cấp oxy cho cớ thể. Điều này sẽ gây ra đợt tràn khí màng phổi khác cho John.

Nguồn:
http://www.mhhe.com/biosci/ap/foxhumphys/student/olc/chap19casestudies.html
http://emedicine.medscape.com/article/360796-overview#a19
http://www.medical-terms-glossary.com/Pa-Qz/pneumothorax.html

     

Read Full Post »

1. THẾ NÀO LÀ VIÊM GAN TỰ MIỄN:

Viêm gan tự miễn (Autoimmune Hepatitis –  AIH) là 1 bệnh, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào tế bào gan. Sự đáp ứng miễn dịch này gây ra Viêm gan. Các nhà nghiên cứu cho rằng đã có 1 yếu tố di truyền có thể làm cho 1 số người dễ dàng bị các bệnh tự miễn này. Khoảng 70% những người bị AIH thường là phụ nữ.

Căn bệnh thường có tính chất khá nghiêm trọng, và nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn theo thời gian. AIH là bệnh mãn tính, nghĩa là kéo dài nhiều năm, và có thể dẫn đến Xơ gan, cuối cùng sẽ là Suy gan nếu không được điều trị kịp thời.

AIH có 2 type: type 1 và type 2.
AIH Type 1 là dạng phổ biến nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên. Khoảng 1/2 số người bị type 1 có kèm theo các rối loạn tự miễn khác, ví dụ như:

*Đái tháo đường type 1

*Viêm cầu thận tăng sinh (proliferative glomerulonephritis), là dạng viêm các mạch máu trong thận.

*Viêm tuyến giáp

*Bệnh Graves, là nguyên nhân hàng đầu trong bệnh tuyến giáp hoạt động quá mức.

*Hội chứng Sjogren, một hội chứng gây khô mắt và miệng.

*Bệnh thiếu máu tự miễn (autoimmune anemia).

*Viêm loét Đại tràng (ulcerative colitis)

AIH type 2 ít gặp hơn, thường ảnh hưởng đến các bé gái từ 2 đến 14 tuổi, mặc dù cũng có thể gặp ở người lớn.

2.BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Năm 1950, Waldenstrom lần đầu tiên mô tả một hình thức viêm gan mạn tính ở phụ nữ trẻ. Tình trạng này được đặc trưng bởi xơ gan, xâm nhập tế bào huyết tương của gan, và xuất hiện sự tăng kháng thể trong máu. Kunkel, năm 1950, và Bearn, vào năm 1956, đã mô tả các tính năng khác của bệnh, trong đó có gan lách to, vàng da, mụn trứng cá, rậm lông (hirsutism), vẻ mặt cushing, đường vân ở bụng tăng sắc tố (pigmented abdominal striae), béo phì, viêm khớp, và vô kinh.

Năm 1955, Joske lần đầu tiên báo cáo sự kết hợp của lupus ban đỏ (LE) với hiện tượng tế bào trong viêm gan siêu vi mãn tính thể hoạt động . Sự kết hợp này đã dẫn đến sự ra đời thuật ngữ “viêm gan dạng lupus” do Mackay tìm ra và trình bày trong năm 1956. Các nhà khoa học ngày nay đã biết không có sự liên hệ trực tiếp nào giữa hội chứng lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và bệnh viêm gan tự miễn, do đó, viêm gan lupoid không kết hợp với SLE.

Sự phát triển của các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán virus mang đến một bước tiến quan trọng. Những nhà huyết học có thể phân biệt viêm gan siêu vi mãn tính từ các loại bệnh gan mãn tính, bao gồm cả viêm gan tự miễn.

Viêm gan tự miễn hiện nay được công nhận là một rối loạn đa hệ có thể xảy ra ở nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể cùng tồn tại với các bệnh gan khác (ví dụ, viêm gan siêu vi mãn tính) và cũng có thể được kích hoạt bởi nhiễm virus nhất định (ví dụ như, viêm gan A) và hóa chất (ví dụ, minocycline).

Các mô tả giải phẫu bệnh viêm gan tự miễn đã trải qua một số sửa đổi trong những năm qua. Năm 1992, một ủy ban quốc tế đã soạn thảo các tiêu chuẩn chẩn đoán. Thuật ngữ “Viêm gan tự miễn” được lựa chọn để thay thế các thuật ngữ khác chẳng hạn như bệnh gan tự miễn và viêm gan tự miễn mạn tính thể hoạt động.

3. BỆNH TỰ MIỄN LÀ GÌ?

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus, vi khuẩn, và các tổ chức sống khác. Hệ miễn dịch thường không phản ứng chống lại các tế bào của cơ thể.Tuy nhiên, đôi khi nó tấn công các tế bào được cho là để bảo vệ, phản ứng này được gọi là tự miễn. Các nhà khoa học cho rằng một số vi khuẩn, virus, độc tố, và các loại thuốc đã kích hoạt một đáp ứng tự miễn ở người làm hệ miễn dịch hoạt động quá mức, dẫn đến hiện tượng tự miễn.

4. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN TỰ MIỄN:

Mệt mỏi có thể là triệu chứng phổ biến nhất của viêm gan tự miễn. Các triệu chứng khác bao gồm:

*gan to

*vàng da

*ngứa

*da phát ban

*đau khớp

*khó chịu ở bụng

*u mạch hình nhện, hoặc các mạch máu bất thường, trên da

*buồn nôn

*ói mửa

*mất cảm giác ngon miệng

*nước tiểu đậm màu

*phân bạc màu

Những người trong giai đoạn tiến triển của bệnh có nhiều khả năng có các triệu chứng liên quan đến bệnh gan mãn tính, chẳng hạn báng bụng và rối loạn tâm thần. Phụ nữ có thể bị dừng chu kỳ kinh nguyệt.

Giai đoạn xơ gan của 1 BN nữ, 16 tuổi, bị AIH khoảng 3-4 năm. Chú ý sự xuất hiện các hạch to (macro nodular) của gan rât giống với bệnh viêm gan siêu vi.

Các triệu chứng của viêm gan tự miễn trải đều từ nhẹ đến nặng. Vì viêm gan do virus hoặc viêm gan gây ra bởi một loại thuốc (ví dụ: kháng sinh), đều có các triệu chứng giống như AIH, nên để chẩn đoán chính xác, ta nên làm các test cần thiết. Các bác sĩ cũng nên xem xét và loại trừ tất cả các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng trước khi chẩn đoán viêm gan tự miễn.

5. CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN TỰ MIỄN:

Các bác sĩ sẽ thực hiện một chẩn đoán dựa vào triệu chứng, xét nghiệm máu và sinh thiết gan.

  • Xét nghiệm máu.Một xét nghiệm máu thường quy về men gan có thể giúp phát hiện 1 dấu hiệu điển hình của viêm gan, nhưng để chẩn đoán viêm gan tự miễn cần thiết phải thêm 1 số test khác. Kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn và virus. Trong khi tự kháng thể tấn công các tế bào của cơ thể. Trong viêm gan tự miễn, hệ miễn dịch sẽ tạo ra 1 hoặc nhiều loại tự kháng thể. Phổ biến nhất là kháng thể kháng nhân (antinuclear antibodies –  ANA), kháng thể kháng cơ trơn (smooth muscle antibodies –  SMA), và các kháng thể kháng tiểu thể gan và thận (antibodies to liver and kidney microsomes –  anti-LKM). Những người bị AIH type 1 có ANA, SMA, hoặc cả hai, và những người type 2 có anti-LKM.Xét nghiệm máu cũng giúp phân biệt viêm gan tự miễn do các bệnh khác tương tự như nó, chẳng hạn như virus viêm gan B hoặc C hoặc một bệnh chuyển hóa như bệnh Wilson.
  • Sinh thiết gan:lấy 1 mẫu nhỏ mô gan, kiểm tra bằng kính hiển vi, có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh AIH và nêu được mức độ nghiêm trọng như thế nào. Thủ thuật này được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở phẫu thuật bệnh nhân ngoại trú.

    Giải phẫu bệnh: Viêm tiểu thùy gan và vùng hoại tử ở trung tâm

6. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN TỰ MIỄN:

Điều trị viêm gan tự miễn tốt nhất khi nó được chẩn đoán sớm. Nếu điều trị thích hợp, AIH thường có thể được kiểm soát. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng việc duy trì đáp ứng điều trị sẽ làm ngừng sự trở nặng của bệnh và có thể làm giảm một số thiệt hại.

Việc điều trị căn bản là sử dụng thuốc để ngăn chặn hoặc làm chậm 1 hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Cả hai loại viêm gan tự miễn được điều trị với liều lượng hàng ngày của một dạng corticosteroid được gọi là prednisone. Việc điều trị có thể bắt đầu với một liều cao từ 30–60 mg mỗi ngày và được hạ xuống 10–20 mg mỗi ngày là bệnh được kiểm soát. Mục đích là để tìm ra liều thấp nhất có thể kiểm soát đươc bệnh.

Một loại thuốc khác, azathioprine (Imuran) cũng được sử dụng để điều trị viêm gan tự miễn. Giống như prednisone, azathioprine ức chế hệ miễn dịch, nhưng theo một cách khác. Việc điều trị có thể bắt đầu với cùng lúc 2 loại azathioprine và prednisone, hoặc azathioprine có thể được thêm vào sau đó, một khi bệnh được kiểm soát. Việc sử dụng của azathioprine cho phép sử dụng một liều thấp prednisone, do đó làm giảm tác dụng phụ của predisone.

Thử nghiệm điều trị 10 người trong vòng 3 năm, thấy bệnh có thuyên giảm trên 7 người. Sự thuyên giảm xảy ra khi các triệu chứng biến mất và các test phòng thí nghiệm cho thấy có cải thiện chức năng gan. Một số người cuối cùng có thể ngừng điều trị, mặc dù nhiều người vẫn thấy bệnh tái phát. Những người ngừng điều trị phải theo dõi cẩn thận tình trạng của họ, kịp thời báo cáo bất kỳ triệu chứng mới để bác sĩ nắm rõ tình hình. Điều trị với

liều thấp prednisone hoặc azathioprine có thể là cần thiết và kéo dài trong nhiều năm.

Một số người chỉ có các triệu chứng nhẹ của bệnh, có thể không cần dùng thuốc. Các bác sĩ cần đánh giá riêng từng bệnh nhân để xác định liệu những người bị viêm gan tự miễn nhẹ nên trải qua điều trị hay không.
7. TÁC DỤNG PHỤ CỦA PREDNISONE VÀ AZATHIOPRINE:

Cả hai prednisone và azathioprine đều có tác dụng phụ. Do liều cao prednisone thường cần thiết để đều trị bệnh viêm gan tự miễn, việc kiểm soát tác dụng phụ là rất quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ chỉ xuất hiện sau một thời gian dài.

Một số tác dụng phụ của prednisone:

*tăng cân

*lo lắng và hoang mang

*loãng xương (osteoporosis)

*da và tóc mỏng

*Đái tháo đường

*cao huyết áp

*đục thủy tinh thể (cataract)

*bệnh tăng nhãn áp (glaucoma)

Azathioprine có thể giảm số lượng bạch cầu và đôi khi gây ra buồn nôn và chán ăn. Tác dụng phụ hiếm gặp hơn đó là phản ứng dị ứng, tổn thương gan, viêm tụy- là tình trạng viêm của tuyến tụy với đau dạ dày nghiêm trọng.

8. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC:

Những người không đáp ứng với điều trị miễn dịch tiêu chuẩn hoặc những người có tác dụng phụ nghiêm trọng có thể được lại đáp ứng tốt từ các tác nhân ức chế miễn dịch khác như mycophenylate mofetil, cyclosporine, tacrolimus. Những người bước vào bệnh gan giai đoạn cuối hoặc xơ gan có thể cần được ghép gan. Cấy ghép có tỷ lệ sống 1 năm là 90% và tỷ lệ sống sót 5 năm từ 70 đến 80%.

9. ĐIỂM CẦN GHI NHỚ

*AIH là một căn bệnh lâu dài trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào gan.

*Bệnh được chẩn đoán bằng cách sử dụng các xét nghiệm máu và sinh thiết gan.

*Nếu điều trị thích hợp, AIH thường có thể được kiểm soát. Việc điều trị chính là thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức của cơ thể.

10. HY VỌNG THÔNG QUA NGHIÊN CỨU:

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của AIH để tìm ra cái gì gây ra và cơ chế ũng như khám phá ra cách tốt hơn để xử lý nó. Nghiên cứu cơ bản về hệ miễn dịch sẽ mở rộng kiến thức về bệnh tự miễn nói chung. Nghiên cứu dịch tễ học sẽ giúp các bác sĩ hiểu những gì gây nên viêm gan tự miễn ở một số người. Nghiên cứu trên steroid khác nhau, lựa chọn thay thế cho steroid, và các chất ức chế miễn dịch khác cuối cùng sẽ dẫn đến phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo chính: http://digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/autoimmunehep/index.aspx

Nguồn hình ảnh: http://www.meddean.luc.edu/lumen/MedEd/orfpath/autoimmune%20hepatitis.htm

Nguồn khác: http://emedicine.medscape.com/article/172356-overview#showall

Read Full Post »

Thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa theo một số cách khác nhau. cả hai loại thuốc bán theo toa và bán trực tiếp, trong khi thường an toàn và hiệu quả, vẫn có thể gây ra những tác dụng có hại ở một số người. Một số loại thuốc được sử dụng chung có thể tương tác với nhau gây ra các tác dụng phụ có hại. Ngoài ra, việc bác sĩ của bạn biết trước bất kỳ dị ừng, nhạy cảm hay tình trạng điều trị y tế của bạn trước khi sử dụng một loại thuốc mới là rất quan trọng.

Những người không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như không dung nạp gluten, phải chắc chắn rằng thuốc không chứa chất độn hay chất phụ gia với các chất này.

Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa có thể xảy ra khi sử dụng thuốc:

Kích thích thực quản

Một số người gặp khó khăn trong việc nuốt các viên nén hoặc viên nang, hoặc đôi khi uống thuốc mà không có nước. Các viên nén hoặc viên nang ở lại trong thực quản có thể giải phóng các chất hóa học có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản. Điều này có thể gây loét, chảy máu và thu hẹp (chít hẹp) thực quản. Nguy cơ các loại tổn thương này lớn hơn ở nhựng người có tình trạng điều trị y tế về thực quản, bao gồm những điều sau đây:

Co hẹp (sự thu hẹp của thực quản)
Xơ cứng bì (xơ cứng da)
co thắt tâm vị (hoạt động bất thường của cơ thực quản, ngăn không cho thức ăn đi qua)
Tai biến mạch máu não

Một số loại thuốc có thể gây viêm loét thực quản khi  chúng bị kẹt lại ở đó. bao gồm aspirin, một số thuốc kháng sinh, quinidine, Kali clora, vitamin C và sắt.

lời khuyên để ngăn ngừa kích ứng thực quản

đứng hoặc ngồi khi nuốt thuốc

uống một chút nước trước khi nuốt thuốc

không nằm xuống ngay sau khi uống thuốc để đảm bảo rằng thuốc đã đi qua thực quản vào dạ dày.

thông báo cho bác sĩ của bạn khi bạn bị đau khi nuốt hay cảm thấy thuốc còn mắc kẹt trong cổ họng của bạn.

Trào ngược thực quản

Một số loại thuốc cản trở hoạt động của cơ vòng, nằm giữa thực quản và dạ dày. Cơ này cho phép thức ăn đi qua để vào dạ dày sau khi nuốt. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược  các thành phần có tính axit của dạ dày vào thực quản.

Các lớp thuốc có thể làm tăng mức độ ngiêm trọng của trào ngược bao gồm:

chống viêm không steroid (NSAIDs)

Nitrates

theophylline

ức chế kênh canxi

thuốc kháng sinh đường uống

Viên thuốc tránh thai

lời khuyên để tránh trào ngược

tránh cafe, rượu, socola, các thức ăn béo hoặc chiên, có thể làm cho trào ngược tồi tệ hơn.

ngưng hoặc giảm hút thuốc lá

không nên nằm ngay sau khi ăn

Kích thích dạ dày

Một trong những kích thích phổ biến nhất đến niêm mạc dạ dày là do thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) . Bao gồm các thuốc như  ibuprofen và các thuốc giảm đau thông thường khác. Những thuốc này làm giảm khả năng chống acid được tạo thành trong dạ dày của niêm mạc dạ dày, và đôi hki dẫn đến viêm niêm mạc da dày (viêm dạ dày), loét, chảy máu hoặc thủng lớp niêm mạc.

Người già có nguy cơ bị kích thích bởi các loại thuốc này cao hơn vì họ có khả năng sử dụng các thuốc giảm đau cho các bệnh mạn tính nhiều hơn. Người có tiền sử viêm loét dạ dày và tá tràng cũng có nguy cơ.

lời khuyên để ngăn ngừa kích ứng dạ dày

uống thuốc viên nén có bao, có thể giảm kích ứng

không uống đồ uống có cồn khi dùng những thuốc này

uống thuốc với thức ăn,  hoặc với một ly sữa hay nước, có thể giảm kích ứng.

Táo bón

Có nhiều loại thuốc có thể gây ra táo bón. điều này xảy ra vì  những thuốc này tác động lên hoạt động của các thần kinh và cơ của đai tràng (ruột già).  dẫn đến việc phân đi qua chậm chạp và khó khăn.

Các loại thuốc gây táo bón bao gồm:

thuốc hạ huyết áp

anticholinergics

cholestyramine

sắt

thuốc kháng acid có chứa chủ yếu là nhôm

lới khuyên để tránh táo bón

ăn một chế độ ăn uống cân bằng gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

uống nhiều nước

tập thể dục thường xuyên

tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân.

Tiêu chảy

Tiêu chảy thường do sử dụng nhựng thuốc kháng sinh, mà ảnh hưỡng đến vi khuẩn thường trú trong ruột già. Những thay đổi này về vi khuẩn đường ruột cho phép sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C.difficile),gây ra tiêu chảy do kháng sinh nghiêm trọng hơn. Sự hiện diện của vi khuẩn này có thể gây ra viêm đại tràng, kết quả là phân lỏng và rất nhiều nước. Các kháng sinh phổ biến gây ra loại tiêu chảy này bao gồm:

Penicillin, ampicillin và amoxicillin
Clindamycin
cephalosporins

Viêm đại tràng này thường được điều trị với một loại kháng sinh khác mà hoạt động trện C.difficile. Một số thuốc có thể làm thay đổi chuyển động và thành phần chất lỏng của đại tràng mà không gây viêm đại tràng. Colchicine và thuốc kháng acid có chứa magie có thể gây tiêu chảy.

Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày.

lời khuyên để tránh tiêu chảy

thông thường, tránh tiêu chảy bao gồm việc tránh các loại thực phẩm đã được biết là kích ứng dạ dày của bạn.

điều trị bao gồm việc bù lượng nước bị mất, và có thể bao gồm thuốc kháng sinh khi nguyên nhân là do nhiễm khuẩn.

nguồn: http://medicalcenter.osu.edu/patientcare/healthcare_services/digestive_disorders/medications_and_digestive_system/Pages/index.aspx

Read Full Post »

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng vết mổ
Tình trạng bất ổn: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của một nhiễm trùng hệ thống, hoặc nhiễm trùng di chuyển qua cơ thể của, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Bạn có thể ngủ nhiều hơn bình thường, hoặc không cảm thấy để thực hiện các hoạt động bình thường của bạn. Những cảm xúc này cũng được phổ biến cho bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật người không bị nhiễm trùng. Sự khác biệt là khi hồi phục sau phẫu thuật hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn một chút mỗi ngày, thay vì cảm thấy tốt hơn trong một vài ngày sau đó đột nhiên cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ như có thể xảy ra với nhiễm trùng.
Sốt: Sốt thường kèm theo cảm giác lạnh. Sốt cũng có thể giảm sự thèm ăn của bạn, dẫn đến mất nước và đau đầu. Sốt nhẹ (100 F hoặc ít hơn) là phổ biến trong những ngày sau phẫu thuật, bị sốt trên 101 hoặc nhiều hơn nên được báo cáo cho bác sĩ phẫu thuật.

Các dấu hiệu và triệu chứng của  vết mổ phẫu thuật bị nhiễm trùng

Nóng vết mổ: Một vết rạch bị nhiễm bệnh có thể cảm thấy nóng khi chạm vào. Điều này xảy ra khi cơ thể sẽ gửi các tế bào máu đến để chống nhiễm trùng. Thích hợp chăm sóc vết mổ phẫu thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sưng: Một vết rạch bị nhiễm bệnh có thể bắt đầu cứng lại như bên dưới mô bị viêm. Vết rạch chính nó có thể bắt đầu xuất hiện sưng hoặc sưng húp.Đỏ: Một vết rạch có được màu đỏ, hoặc có sọc đỏ tỏa ra từ nó để da xung quanh có thể bị nhiễm. Đỏ Một số là bình thường ở chỗ rạch, nhưng nó sẽ giảm theo thời gian, chứ không phải là ngày càng trở nên đỏ như vết mổ lành.
Thoát nước từ các vết rạch thoát nước có mùi hôi hoặc mủ có thể bắt đầu xuất hiện trên một vết mổ bị nhiễm. Nó có thể nằm trong khoảng màu từ nhuốm máu màu xanh lá cây, màu trắng hoặc màu vàng. Hệ thống thoát nước từ một vết thương bị nhiễm bệnh cũng có thể dày lên.


Đau:  Nếu mức độ đau của bạn tại vị trí phẫu thuật  tăng không có lý do rõ ràng, bạn có thể được phát triển một nhiễm trùng ở vết thương. Nó là bình thường đối với cơn đau tăng lên nếu bạn lạm dụng nó “với các hoạt động hoặc giảm thuốc giảm đau của bạn, nhưng một cơn đau gia tăng đáng kể và không giải thích rõ nên được báo lại với bác sĩ.
nguồn :http://surgery.about.com/od/aftersurgery/qt/SignsInfections.htm

Read Full Post »

Older Posts »