Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Triệu chứng’ Category

I.Cái nhìn tổng quát

Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
Các triệu chứng của rối loạn nuốt là gì?
Làm thế nào để chuẩn đoán rối loạn nuốt?
Làm thế nào điều trị rối loạn nuốt?
và nhiều hơn nữa …

Khó khăn trong việc nuốt (chứng khó nuốt) là phổ biến trong số tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Các chứng khó nuốt đề cập đến cảm giác thức ăn hoặc chất lỏng khó di chuyển từ miệng đến dạ dày. Điều này có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, hầu hết trong số đó là tạm thời và không nguy hiểm . Khó khăn trong việc nuốt hiếm khi là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng , chẳng hạn như một khối u hoặc rối loạn thần kinh tăng dần Khi nuốt khó không rõ ràng trong một khoảng thời gian ngắn, bạn nên gặp bác sĩ phẫu thuật đầu mặt cổ.

II.Làm thế nào để nuốt?

Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
Mọi người thường nuốt hàng trăm lần một ngày để ăn các chất rắn, uống chất lỏng , và nuốt nước bọt và chất nhầy mà cơ thể sản xuất. Quá trình nuốt có bốn giai đoạn liên quan đến:

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị ổ miệng nơi mà thức ăn hoặc chất lỏng được nghiền và nhai để chuẩn bị cho nuốt.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn miệng, lưỡi đẩy thức ăn hay chất lỏng vào mặt sau của miệng, bắt đầu phản xạ nuốt.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hầu mà bắt đầu là thức ăn hoặc chất lỏng nhanh chóng đi qua hầu , đây là vùng cổ kết nối miệng với thực quản, sau đó vào thực quản hoặc ống nuốt.
Trong giai đoạn cuối cùng,giai đoạn thực quản, thức ăn hoặc chất lỏng đi qua thực quản vào dạ dày.
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
Mặc dù giai đoạn đầu tiên và thứ hai được điều khiển có ý thức , nhưng giai đoạn ba và bốn xảy ra một cách vô ý.

III.Các triệu chứng của rối loạn nuốt là gì?

Các triệu chứng của rối loạn nuốt có thể bao gồm:

– Chảy nước bọt
– Một cảm giác thức ăn hoặc chất lỏng dính trong cổ họng
– Khó chịu ở cổ họng hoặc ngực (khi trào ngược thực quản dạ dày)
– Một cảm giác ở bên ngoài cơ thể hoặc “một cục bướu” trong cổ họng
– Sụt cân và suy dinh dưỡng do rối loạn nuốt trong một thời gian dài
– Ho và nghẹt thở gây ra bởi thực phẩm, chất lỏng, hoặc nước bọt không đi qua dễ dàng trong quá trình nuốt và bị hút vào phổi.
– Giọng nói thay đổi

IV.Nguyên nhân gây rối loạn nuốt?

Bất kỳ sự gián đoạn trong quá trình nuốt có thể gây ra khó nuốt. Ăn chậm, nhai kỹ có thể giúp làm giảm các vấn đề với nuốt. Tuy nhiên, khó khăn có thể là do một loạt các nguyên nhân khác, bao gồm một cái gì như là đơn giản như răng yếu, hàm răng giả bị bệnh , hoặc cảm lạnh thông thường. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng khó nuốt là trào ngược dạ dày thực quản.
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
Điều này xảy ra khi acid dạ dày di chuyển lên thực quản đến cổ họng, gây khó chịu. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, đột quỵ, rối loạn thần kinh , sự hiện diện của một ống phẫu thuật mở khí quản ,dây thanh âm bị liệt hoặc bất động, một khối u trong miệng, họng, thực quản, hoặc phẫu thuật vùng đầu, cổ , hoặc vùng thực quản.
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFireU VÙNG CỔ

Nuốt khó cũng có thể được liên hệ với một số loại thuốc bao gồm:

-Nitrates
-Thuốc kháng cholinergic được tìm thấy trong một số thuốc chống trầm cảm và thuốc dị ứng
-Viên canxi
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
-Thuốc chẹn kênh canxi
-Aspirin
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
-Viên sắt
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
-Vitamin C
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
-Thuốc chống loạn thần kinh
-Tetracycline (được sử dụng để điều trị mụn trứng cá)
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
V.Làm thế nào để chuẩn đoán?

Khi nuốt khó dai dẳng và nguyên nhân lại không rõ ràng, các bác sĩ phẫu thuật đầu cổ sẽ hỏi bệnh sử và kiểm tra miệng cổ họng của bạn. Điều này có thể được thực hiện với sự trợ giúp của gương. Đôi khi một ống nhỏ (dụng cụ soi thanh quản co giãn ) được đặt xuyên qua mũi và sau đó bệnh nhân ăn uống trong khi ống soi nằm trong cổ họng. Những thủ thuật này cung cấp trực quan mặt sau của lưỡi, cổ họng và thanh quản . Các thủ thuật này được gọi là FEES (Nội soi đánh giá nuốt) hoặc FEESST (ống soi giãn đánh giá nuốt với kiểm tra cảm giác). Nếu cần thiết, kiểm tra thực quản, tên là TransNasal Esophagoscopy (TNE), có thể được thực hiện bác sĩ đầu mặt cổ. Nếu bạn gặp nuốt khó, chuẩn đoán rất quan trọng để tìm cách điều trị để tránh suy dinh dưỡng và mất nước.
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
PHƯƠNG PHÁP FEESST
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
PHƯƠNG PHÁP FEES
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
PHƯƠNG PHÁP TransNasal Esophagoscopy (TNE)
VI.Làm thế nào điều trị nuốt khó ?

Những rối loạn này có thể được điều trị bằng thuốc. Thuốc làm chậm sản xuất axit dạ dày , giãn cơ, thuốc kháng acid là một vài trong số nhiều loại thuốc sẵn có . Điều trị phải phù hợp với các nguyên nhân cụ thể của chứng rối loạn nuốt.

Trào ngươc dạ dày thực quản thường có thể được điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt trong những cách này:

-Ăn ít , nhiều bữa

-Bỏ thuốc lá, rượu và cafe
-Giảm trọng lượng và stress.
-Tránh ăn trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ.
-Nâng cao đầu giường vào ban đêm.

Nếu những điều này không giúp ích được gì,thì thuốc kháng acid giữa các bữa ăn và trước khi đi ngủ có thể được cung cấp hỗ trợ
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire

Nhiều rối loạn nuốt có thể được điều trị trực tiếp. Nhà bệnh học có thể cung cấp các bài tập đặc biệt để phối hợp các cơ nuốt hoặc kích thích các dây thần kinh kích hoạt các phản xạ nuốt. Bệnh nhân cũng có thể được dạy cách đơn giản để đặt thức ăn trong miệng hoặc vị trí cơ thể và đầu để hổ trợ nuốt xảy ra thành công.

Một số bệnh nhân bị rối loạn nuốt làm khó khăn nuôi dưỡng bản thân. Một chuyên gia trị liệu nghề nghiệp hoặc nhà bệnh học có thể trợ giúp cho bệnh nhân và gia đình bằng kỹ thuật dinh dưỡng . Những kỹ thuật này làm cho bệnh nhân không bị phụ thuộc , có thể hoạt động một cách độc lập . Một chuyên gia dinh dưỡng có thể xác định lượng thức ăn hoặc chất lỏng cần thiết để duy trì một người và bổ sung là cần thiết.

Một khi nguyên nhân được xác định, rối loạn nuốt có thể được điều trị bằng:

-Thuốc
-Liệu pháp nuốt
-Phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng để điều trị các vấn đề nhất định. Nếu hẹp tồn tại trong cổ họng hay thực quản,thì khu vực này có thể cần phải được kéo dài hoặc giãn ra. Nếu cơ co quá chặt, nó có thể cần phải được giãn ra hoặc phẫu thuật. Thủ thuật này được gọi là phẫu thuật nông thực quản và được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật đầu mặt cổ.

Rất nhiều bệnh góp phần làm rối loạn nuốt. Nếu bạn có một vấn đề dai dẳng về nuốt, gặp bác sĩ đầu cổ ngay.

NGUỒN:http://www.entnet.org/HealthInformation/swallowingTrouble.cfm

Read Full Post »

I. Corticoide là gì?

Corticoid là một nội tiết tố do 2 tuyến thượng thận bài tiết vào máu, 2 tuyến này nằm trong bụng ngay phía trên 2 quả thận của chúng ta. Bình thường nó có tác dụng bảo vệ cơ thể chúng ta trước một số tình huống như: nhiễm trùng, đau đớn,…

II. Tác dụng của corticoide:

Corticoide có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch… Ngoài ra nó còn gây giữ muối nước trong cơ thể (đây thường là tác dụng không mong muốn khi dùng corticoide).

III. Những bệnh cần được điều trị corticoide:

– Bệnh dị ứng: sốc phản vệ (thường là sốc khi dùng thuốc bị dị ứng gây tụt huyết áp), mề đay, phù do dị ứng…

– Bệnh ngoài da: chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng.

– Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Bệnh khớp: viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp cấp.

– Bệnh thận: hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát, HCTH do bệnh lupus ban đỏ.

– Bệnh lý mắt: bệnh lồi mắt (do Basedow).

– Bệnh tiêu hóa: viêm loét đại tràng xuất huyết, bệnh Crohn, viêm gan mạn tự miễn.

– Bệnh ác tính: bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, lymphomas, đau tủy.

– Huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (do cơ chế miễn dịch), tán huyết miễn dịch.

Khi nào bệnh nhân cần dùng corticoid phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, vì nếu dùng không đúng sẽ gây ra nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

IV. Vậy những tác dụng không mong muốn của corticoid là gì?

Nếu bạn được bác sĩ chỉ định dùng corticoide, mọi tác dụng phụ và mức độ nghiêm trọng của thuốc phụ thuộc vào 3 yếu tố.Thứ nhất, đó là loại thuốc corticoide mà bạn đang dùng. Thông thường viên nang (sử dụng cho đường uống) có tác dụng phụ nhiều hơn thuốc hít hay thuốc tiêm. Thứ hai là liều lượng mà bạn sử dụng. Liều càng cao, nguy cơ có tác dụng phụ càng lớn. Thứ ba là thời gian bạn dùng thuốc. Tác dụng phụ càng lớn khi bạn điều trị liên tục hơn 3 tháng hay có 3-4 đợt điều trị trong một năm.

a) Đường hít: Nếu bạn sử dụng thuốc hít corticoide trong một thời gian ngắn, hầu hết mọi người có thể đáp ứng tốt với thuốc, có rất ít tác dụng phụ hoặc thậm chí là không có. Còn khi bạn sử dụng thuốc trong thời gian dài (như trị bệnh hen suyễn), nó có thể gây “tưa miệng” (oral thrush), đây là 1 bệnh nhiễm trùng nấm phát triển bên trong khoang miệng. Để phòng ngừa việc “tưa miệng”, bạn nên súc miệng với nước sau khi hít corticoide.

b) Đường tiêm: Corticosteroid thường được tiêm vào cơ và khớp xương, có thể gây ra một số cơn đau và sưng tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, điều này sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Theo thời gian, lặp đi lặp lại việc tiêm corticoide vào cơ có thể làm suy yếu nó. Corticoide thường chỉ tiêm trực tiếp vào máu khi có nhu cầu điều trị khẩn cấp. Corticoide tiêm vào máu có thể gây ra tác dụng phụ bao gồm:

+ Kích thích dạ dày gây khó tiêu…

+ Nhịp tim nhanh

+ Buồn nôn

+ Mất ngủ

+ Thay đổi tâm trạng…

c) Đường uống:

Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc trong thời gian ngắn bao gồm:

+ tăng sự thèm ăn, điều này dễ dẫn đến tăng cân.

+ Mụn trứng cá.

+ Thay đổi tính tình: trở nên hung dữ, cáu kỉnh…

Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc trong thời gian trên 3 tháng bao gồm:

+ Tiếp tục tăng cân.

+ Mỏng da, dẫn đến dễ thâm tím da khi có va chạm.

+ Gây nên Hội chứng Cushing, suy tuyến thượng thận.

+ Tiểu đường hoặc làm xấu hơn bệnh tiểu đường đang có.

+ Yếu cơ, loãng xương, loét dạ dày, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, chậm lành vết thương, giảm tăng trưởng ở trẻ em, tăng nguy cơ nhiễm trùng (thủy đậu, sởi, lao phổi, nấm da…).

Tuy nhiên, những tác dụng phụ này có thể cải thiện bằng cáhc giảm liều lượng của thuốc.

V. Những trường hợp nào trong thực tế sử dụng corticoid không đúng gây tác dụng có hại?

Thường thường khi dùng corticoid làm giảm triệu chứng đau, ngứa… rất nhanh, do đó người ta hay lạm dụng corticoid để điều trị. Có một số tình huống sau đây mà bệnh nhân hay dùng corticoid dẫn đến tác dụng có hại:

– Dùng thuốc nam, đông y sản xuất sai qui cách: thường người ta hay cho thêm corticoid để làm giảm triệu chứng nhanh.

– Lạm dụng corticoid điều trị đau khớp mặc dù chưa cần thiết.

– Dùng với mục đích tăng cân.

– Tiêm corticoid tác dụng kéo dài (thường thuốc màu đục) để điều trị hen phế quản, đau nhức…

VI. Làm sao để tránh hoặc hạn chế bớt những tác hại của corticoid?

– Quan trọng nhất là phải dùng corticoid đúng chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Không nên uống thuốc đông y dạng viên tễ mà không rõ thành phần.

– Khi cần dùng lâu dài corticoid phải được bác sĩ theo dõi sát để xử trí kịp thời nếu xảy ra tác dụng có hại.

– Tránh tiếp xúc gần gũi với bất cứ ai có bệnh thủy đậu, bệnh zona hoặc bệnh sởi.

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện những bệnh do tác dụng phụ corticoide gây ra, từ đó có cách điều trị kịp thời.

– Có một chế độ ăn uống hợp lí và tập thể dục hằng ngày.

Nguồn:   http://www.nhs.uk/Conditions/Corticosteroid-%28drugs%29/Pages/Sideeffects.aspx

http://www.hss.edu/conditions_steroid-side-effects-how-to-reduce-corticosteroid-side-effects.asp

Read Full Post »

I. Đại cương:

Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh và là một trong những vấn đề sức khỏe duoc bệnh nhân than phiền nhiều nhất. Táo bón là một rối loạn phổ biến nhu động ruột thường là mãn tính và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, đồng thời là sự tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc khám và chữa bệnh. Táo bón được gọi là mãn tính nếu nó xảy ra lớn hơn trong 12 tuần trong 1 năm trước đó, mặc dù những tuần không liên tiếp. Không có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trên lâm sàng hữu ích cho việc chẩn đoán táo bón. Chỉ tiêu đánh giá thường dùng là tần số đại tiện: ít hơn 3 đi tiêu mỗi tuần. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Rome, lần đầu giới thiệu vào năm 1988 và sửa đổi sau hai lần (Rome III), đã trở thành định nghĩa tiêu chuẩn của táo bón.


Tiêu chuẩn Rome III yêu cầu một bệnh nhân có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây của táo bón trong 3 tháng trước để chẩn đoán:

Ít hơn 3 lần đại tiện mỗi tuần
Căng thẳng
Phân cứng / sần
Cảm giác của tắc nghẽn hậu môn trực tràng
Cảm giác đi tiêu không “trọn vẹn”
Cần vận động mạnh hơn cần bình thường trong khi đại tiện.

II. Sinh lý bệnh:

Táo bón có thể bắt nguồn chủ yếu từ bên trong đại tràng và trực tràng hoặc có thể có nguồn gốc bên ngoài. 

Nguyên nhân bên trong trực tràng và đại tràng bao gồm:
Tắc nghẽn ruột (u, volvulus, hẹp)
Làm chậm nhu động đại tràng, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc nhuận tràng mãn tính
Đường ra tắc nghẽn (giải phẫu hoặc chức năng) – đường ra tắc nghẽn có thể xuất phát từ lồng ruột, sa trực tràng, hoặc có thể xuất phát từ sự rối loạn co thắt cơ vòng khi phân đến phần thấp của trực tràng, liên quan nhiều đến thần kinh của khu vực này.
Bệnh Hirschsprung ở trẻ em
Bệnh Chagas

Các yếu tố bên ngoài đại tràng liên quan đến táo bón bao gồm bao gồm thói quen ăn uống không khoa học, thường nghèo chất xơ và ít uống nước hoặc sử dụng quá nhiều caffein hoặc rượu, thuốc men, hệ thống nội tiết, bệnh thần kinh, và các vấn đề tâm lý, bệnh nghề nghiệp.

III. Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây táo bón thường là kết hợp nhiều yếu tố, nhưng nó có thể được phân chia thành 2 nhóm chính: táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.

1. Táo bón nguyên phát: chia làm 3 loại:

Normal-transit constipation (NTC): phân di chuyển trong đại tràng với tốc độ bình thường nhưng bệnh nhân cảm thấy khó đi cầu.

Slow-transit constipation (STC): đi tiêu thường xuyên, lượng phân ít, hoặc căng thẳng khi đi vệ sinh. Nó xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân nữ.

Rối loạn chức năng sàn chậu: tổn thương ở sàn chậu hay rối loạn các cơ vòng, bệnh nhân thường có cảm giác đi cầu không “trọn vẹn”, không thoải mái.

2. Táo bón thứ phát:

Các vấn đề chế độ ăn uống có thể gây táo bón.

Nứt hậu môn, trĩ huyết khối, hẹp đại tràng, khối u cản trở, volvulus, và megarectum vô căn.

Bệnh hệ thống có thể gây táo bón bao gồm những đặc điểm điển hình của cơ chế tự miễn và diễn tiến nặng nề.

Thuốc có thể gây táo bón bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm (ví dụ, thuốc chống trầm cảm chu kìvà thuốc ức chế monoamine oxidase [MAOIs])
  • Kim loại (ví dụ như, sắt và bismuth)
  • Anticholinergics (ví dụ, benztropine và các trihexyphenidyl)
  • Opioid (ví dụ, codeine và morphine)
  • Thuốc kháng acid, ví dụ, (hợp chất nhôm và canxi)
  • Thuốc chẹn kênh canxi (ví dụ, verapamil)
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs, ví dụ như ibuprofen, diclofenac)
  • Giao cảm (ví dụ, pseudoephedrine)Cholestyramine và thuốc nhuận tràng kích thích (sử dụng lâu dài) – Mặc dù thuốc nhuận tràng thường được sử

Nhiễm độc chì.

Các vấn đề tâm lý (ví dụ, trầm cảm, lo lắng  và rối loạn ăn uống) cũng có thể góp phần vào sự tiến triển của táo bón.

IV. Dịch tể học:

Táo bón mãn tính ảnh hưởng đến khoảng 63 triệu người ở Bắc Mỹ. Khoảng12% người trên toàn thế giới bị táo bón tự xác định được, người dân ở châu Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương bị gấp đôi so với các châu Âu.

Tỷ lệ tử vong / bệnh suất: hầu hết các bệnh nhân bị táo bón có thể được điều trị y tế, khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân hoàn toàn suy nhược.

Giới tính: Tỷ lệ nam:nữ là khoảng 01:03.

Tuổi: Táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón tăng theo tuổi, với 30-40% của những người lớn hơn 65 tuổi.

V. Thăm khám và cận lâm sàng:

Bác sĩ có thể sẽ hỏi một số câu hỏi, khám, và thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra những nguyên nhân khả dĩ có thể gây ra táo bón.

  • Những câu hỏi thường sử dụng để đánh giá bệnh cảnh táo bón:
    • Thói quen đi cầu bình thường của bạn như thế nào?
    • Bạn cảm thấy khó khăn khi tống phân ra ngoài từ bao lâu rồi?
    • Lần cuối cùng bạn đi cầu là vào lúc nào?
    • Bạn có thể trung tiện được không?
    • Bạn có thấy những cơn đau xuất hiện ở bụng hay ở hậu môn hay không?
    • Bạn có thể dùng ngón tay để chỉ vị trí đau được không?
    • Bạn có thể mô tả cơn đau bụng của bạn được không?
    • Bạn có chú ý thấy những thay đổi về nhiệt độ cơ thể của mình không?
    • Bạn đã thử những loại thuốc nào? Nó có tác dụng không?
    • Bạn có thường phải dùng thuốc nhuận trường hay thụt rửa? Nếu có thì bạn thường dùng loại nào và bao nhiêu viên mỗi ngày?
    • Bạn có cảm thấy luôn phải cần dùng đến thuốc nhuận trường để có thể đi cầu được?
    • Bạn có những triệu chứng nào khác không?
    • Bạn có cảm thấy ăn mất ngon không?
    • Bạn có bị thay đổi cân nặng không?
    • Bạn có cảm thấy dễ chịu hơn sau khi đi cầu không?
    • Bạn có cảm thấy bệnh? Buồn nôn hay không?
    • Bạn có từng phải nhập viện hoặc phải đi khám bệnh do tình trạng tương tự bao giờ chưa?
    • Bạn có mang thai không?
    • Bạn có hút thuốc không? Bạn bắt đầu hút thuốc khi nào? Bạn hút bao nhiêu điếu một ngày?
    • Bạn có uống rượu, trà, cafe hay không?
    • Bạn có dùng thuốc gây nghiện hoặc những loại thuốc điều trị khác không?
    • Bạn có từng phải trải qua phẫu thuật không? Phẫu thuật gì? Khi nào?
    • Bạn có bị đau khớp, bệnh về mắt, đau lưng và cổ, hoặc những thay đổi về da hay không?
    • Bạn có thường cảm thấy thích khí hậu ấm hơn không?
    • Bạn có thường cảm thấy mệt mỏi không?
    • Có người thân nào của bạn bị táo bón hoặc ung thư ruột không?
  • Khám bụng, hậu môn, và những hệ cơ quan khác của cơ thể bao gồm hệ thần kinh, tuyến giáp (tìm bướu cổ), và hệ cơ xương. Khám những phần nào là tùy thuộc vào những câu trả lời bệnh nhân ở phía trên và những tiền sử có thể gợi ý ra một số bệnh.
  • Quyết định xem cần phải thực hiện loại xét nghiệm nào dựa trên các triệu chứng, bệnh sử, và kết quả khám. Những xét nghiệm sẽ giúp tìm ra được nguyên nhân thật sự của vấn đề. Những xét nghiệm thường được dùng nhất có thể bao gồm:
    • Trong phòng thí nghiệm:
      • Khám nghiệm phân dưới kính hiển vi.
      • Công thức máu toàn bộ và phết máu.
      • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp nếu như nghi ngờ suy giáp.
    • Hình ảnh:
      • Chụp phim X quang ngực và bụng thẳng có thể cho thấy khí tự do đi qua từ lỗ thủng ở ruột hoặc những dấu hiệu tắc nghẽn ở ruột.
      • Thụt tháo bằng barit: có thể cho thấy kích thước bình thường của ruột già.
      • Quan sát sự di chuyển của thức ăn – có thể chỉ ra được khoảng thời gian chuyển tiếp bị kéo dài hoặc chậm trễ.
    • Thủ thuật:
      • Soi trực tràng xích ma: có thể giúp phát hiện những bệnh trong trực tràng và phần thấp của đại tràng. 
      • Soi đại tràng: bằng cách khám trong, có thể xác định được chẩn đoán bệnh nhân có bị hội chứng ruột kích thích hay không bằng cách loại trừ những tình trạng bệnh nguy hiểm hơn, đồng thời lấy ra một mẫu mô để làm sinh thiết nhằm khảo sát sâu hơn để xác định những nguyên nhân ẩn phía sau triệu chứng khai thác được.
      • Nguồn tư liệu:

http://emedicine.medscape.com/article/184704-overview

http://emedicine.medscape.com/article/774726-clinical

http://www.yhoc-net.com/cac-bai-viet-cu/1292-tao-bon

http://www.constipationhelp.org/

http://www.fabcats.org/owners/digestive/constipation1.jpg

http://thaythuocvietnam.vn/upload_images/31.jpg


Read Full Post »

Xuất huyết tiêu hoá (XHTH) cao là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hóa trên (từ góc treitz trở lên), vào trong ống tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, ỉa phân đen. Đây là một cấp cứu của cả nội khoa và ngoại khoa.

I-ĐỊNH NGHĨA

Xuất huyết tiêu hoá (XHTH) cao là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hóa trên (từ góc treitz trở lên), vào trong ống tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, ỉa phân đen. Đây là một cấp cứu của cả nội khoa và ngoại khoa.

– Sự thường gặp:

+ Nam gặp nhiều hơn nữ.

+ Tuổi hay gặp là: 20 – 50 tuổi.

– Các yếu tố thuận lợi đưa tới xuất huyết tiêu hóa:

+ Khi thời tiết thay đổi: Xuân – Hè, Thu – Đông.

+ Cảm cúm.

+ Dùng một số thuốc: Aspirin, NSAIDs, Corticoid…

+ Chấn động mạnh tinh thần: quá bực tức, quá lo nghĩ…

II-NGUYÊN NHÂN:

Thường gặp Ít gặp hơn Hiếm gặp
Loét DD và HTT Ung thư DD U lành, u mạch DD, TV
Tăng AL TMC Viêm DD cấp Bệnh thành mạch
HC Mallory Weiss Do suy gan Ngộ độc
Dùng một số thuốc Các bệnh máu Bệnh khác
Chảy máu đường mật

Loét dạ dày tá tràng :

 Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: 

Hội chứng Mallory – Weiss

 

III- Triệu chứng tiền triệu

3.1. Lâm sàng

Dấu hiệu báo trước

– Đau vùng thượng vị dữ dội, đột ngột hơn mọi ngày, nhất là ở bệnh nhân có loét dạ dày, tá tràng.

– Cảm giác cồn cào, nóng rát, mệt lả sau uống Aspirin hoặc Corticoid…

– Khi thời tiết thay đổi (từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng), sau gắng sức tự nhiên thấy: chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

– Bệnh nhân đang trong đợt viêm nhiễm đường mật cấp.

3.2. Triệu chứng

* Triệu chứng cơ năng:

– NÔN MÁU:là lý do khiến bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu. Tùy theo vị trí máu chảy và mức độ chảy máu mà tính chất của chất nôn khác nhau.

+ Số lượng từ vài chục ml đến hàng lít.

+ Màu sắc: có thể từ đỏ tươi, màu hồng lẫn dịch tiêu hoá hoặc màu nâu sẫm.

+ Tính chất máu nôn ra có thể máu tươi ra ngoài mới đông, có thể thành cục (bằng hạt ngô, hạt lạc), có thể chỉ là các gợn đen như hạt tấm lẫn với thức ăn hoặc dịch nhầy.

– ỈA PHÂN ĐEN: là lý do bệnh nhân đi khám hoặc vào viện cấp cứu.

+ Khi lượng máu chảy vào ống tiêu hoá từ 60 ml trở lên, phân bắt đầu có màu đen

+ Khi máu chảy số lượng nhiều phân có màu đen bóng, nhão, khắm.

+ Khi một lượng máu lớn, chảy ồ ạt vào lòng ống tiêu hóa, phân có thể ngả sang màu đỏ

+ Khi máu ngừng chảy, phân số lượng ít đi, thành khuôn và màu sắc dần dần trở về màu vàng. Phân vàng là một tiêu chuẩn lâm sàng khẳng định chắc chắn máu đã ngừng chảy.

– CÁC DấU HIệU KHÁC:

+ Hoa mắt, chóng mặt, lo sợ.

+ Mệt lịm, có khi vật vã.

+ Thở nhanh, vã mồ hôi.

+ Đái ít, có khi vô niệu.

* Triệu chứng thực thể:

+ Da niêm mạc xanh nhợt, chân tay lạnh, nổi da gà.

+ Mạch nhanh, có khi không bắt được mạch.

+ Huyết áp tâm thu có thể giảm, có khi không đo được.

+ Nhiệt độ có thể tăng nhẹ (3705 – 380C).

* Thể nặng có thể có sốc

– Tình trạng lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi.

– Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt dưới 80 mmHg.

3.3. Xét nghiệm

– Xét nghiệm huyết đồ

+ Hồng cầu giảm

+ Huyết sắc tố giảm.

+ Hematocrit: giảm

+ Hồng cầu lưới: tăng.

– Hình ảnh nội soi thực quản, dạ dày tá tràng

Hiện nay nội soi thực sự trở thành phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất trong chẩn đoán và điều trị XHTH. Qua nội soi, có thể thấy:

+ Dạ dày có máu tươi hoặc máu đọng cũ.

+ Tổn thương trực tiếp gây chảy máu (giãn tĩnh vỡ mạch thực quản, ổ loét dạ dày tá tràng, u, polyp…), hoặc hình ảnh gián tiếp gây chảy máu (máu từ đường mật chảy xuống qua papilla).

Hình ảnh chảy máu qua nội soi của A.H.Forrest (1971) áp dụng cho xuất huyết ở dạ dày tá tràng.

 

Tính chất chảy máu Phân loại (týp)
Máu phun thành tiaổ loét đang rỉ máu FI Forrest IA
Forrest IB
Thấy rõ mạch hoặc gai máuThấy cục máu đôngVết bầm tím FII Forrest IIA
Forrest IIB
Forrest IIC
Không thấy máu chảy Forrest III

 

* Hình ảnh nội soi chảy máu tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan của Hội Nội soi Nhật Bản:

Phân loại mức độ nặng nhẹ, nguy cơ chảy máu theo: màu sắc búi dãn, xuất tiết và xuất huyết trên thành mạch, vị trí kích thước búi giãn. Đây là phân loại được ứng dụng nhiều nhất.

– Màu sắc búi giãn:

+ Màu trắng: tĩnh mạch giãn ít

+ Màu xanh hoặc tím: tĩnh mạch giãn nhiều, thành mỏng, dễ vỡ

– Dấu hiệu đỏ trên thành mạch:

+ Vằn đỏ: các mao mạch nổi dọc trên thành búi giãn

+ Nốt đỏ: các nốt đỏ kích thước trên 2mm trên bề mặt búi giãn

+ ổ máu tụ tạo thành bọc máu trên thành búi giãn, là dấu hiệu dự báo nguy cơ sắp vỡ của búi giãn.

– Kích thước búi dãn:

+ Độ I: tĩnh mạch kích thước nhỏ, mất đi khi bơm căng.

+ Độ II: tĩnh mạch chiếm dưới 1/3 kích thước thực quản, không mất đi khi bơm hơi.

+ Độ III: tĩnh mạch chiếm trên 1/3 kích thước thực quản, giãn to thành từng búi.

– Vị trí búi giãn: 1/3 trên, 1/3giữa, 1/3 dưới thực quản

– Các tổn thương phối hợp như: viêm, loét , trợt…

* Chụp X.quang :

Chụp X quang có nhiều hạn chế, do vậy từ khi có nội soi, x quang ít được dùng để chẩn đoán XHTH

* Chụp cản quang động mạch thân tạng

Chụp cản quang siêu chọn lọc các nhánh của động mạch thân tạng, cho phép thấy rõ vị trí chảy máu, tốc độ dòng máu chảy cũng như sự thay đổi của thành mạch. Đây là biện pháp đòi hỏi trang thiết bị rất phức tạp nên chưa được dùng rộng rãi.

* Chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ

Bằng nguyên tố đánh dấu, người ta đánh giá chính xác vị trí chảy máu, lượng máu mất. Nhưng do thiết bị quá cồng kềnh, giá thành đắt, nên ít được áp dụng trong lâm sàng.

IV. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá cao

4.1. Chẩn đoán xác định: căn cứ vào

-Hội chứng chảy máu

+ Một hoặc cả hai triệu chứng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

+ Hình ảnh nội soi ổ loét đang chảy máu hoặc còn vết tích chảy máu.

– Hội chứng mất máu cấp

+ Hoa mắt chóng mặt, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ.

+ Xét nghiệm: hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit giảm, hồng cầu lưới tăng.

4.2.Chẩn đoán phân biệt

– Nôn ra máu phân biệt với:

+ Ho ra máu: có bọt, có đuôi khái huyết.

+ Chảy máu mũi họng.

+ ăn tiết canh hoặc các thức ăn có màu đỏ.

– Ỉa phân đen phân biệt với

+ Ăn tiết canh.

+ Uống các thuốc có than hoạt, Bismuth, sắt, thuốc nam.

+ Táo bón.

+ Do dịch mật tiết nhiều.

4.3. Chẩn đoán mức độ: căn cứ vào

– Tình trạng toàn thân:

+ Mất máu dưới 500ml, biểu hiện lâm sàng chưa rõ.

+ Mất máu khoảng 20% thì lúc này bệnh nhân có biểu hiện da xanh, nôn nao, vã mồ hôi, khát nước huyết áp có thể giảm đi 10 mmHg, mạch có thể tăng lên 10 lấn/phút so với lúc bình thường.

– Mất máu từ 40% trở lên, bệnh nhân có biểu hiện sốc.

 Chỉ số thường được áp dụng trên lâm sàng để đánh giá mức độ mất máu là

                 Phân loạiChỉ tiêu Nặng Vừa Nhẹ
M quay(lần/phút) >120 100-110 <100
HA tâm thu(mmHg) <80 80-100 >100
HC (T/ lít) <2 2-3 >3
HST(gam/lit) <60 60-90 >90
Hematocrit (lít/ lít) <0,2 0,2 – 0,3 >0,3

 

– Hình ảnh nội soi

+ Forrest Ia: là chảy máu động mạch, gặp 10-15%. Đây là loại chảy máu nặng, nguy cơ chảy máu tái phát cao (70-85%), tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Do vậy phải có biện pháp cầm máu khẩn cấp để cứu sống BN.

+ Forrest Ib, IIa, IIb: tỷ lệ chảy máu tái phát: 40-50%

+ Forrest IIc, III: tỷ lệ chảy máu tái phát thấp, chủ yếu điều trị nội khoa

4.4. Chẩn đoán giai đoạn 

Giai đoạn máu đang chảy–          Mệt lả hoặc đang sốc.-          Vẫn nôn máu, ỉa phân đen.-          Không có cảm giác đói.

–          Mạch dao động, HA có xu hướng hạ.

–          HA nội soi: ổ loét đang chảy máu (Forrest I)

 

Giai đoạn tạm cầm máu–          Dễ chịu hơn.-          Không nôn máu, phân thành khuôn, ít.-          Có cảm giác đói.

–          Mạch, HA ổn định.

–          HA nội soi: ổ loét không còn chảy máu (Forrest II)

 

Giai đoạn cầm máu hoàn toàn: phân vàng bình thường hoặc HA nội soi ổ loét đáy sạch (Forrest III). 

4.5. Chẩn đoán nguyên nhân

* Hình ảnh lâm sàng

– Chảy máu thực quản, thường bệnh nhân nôn ra máu tươi có khi ra ngoài mới đông.

– Chảy máu dạ dày bệnh nhân nôn ra máu cục đỏ hoặc đen lẫn thức ăn.

– Chảy máu tá tràng bệnh nhân chủ yếu đi ngoài phân đen, nếu bệnh nhân nôn ra máu, thường là máu cục nhỏ.

– Chảy máu đường mật, bệnh nhân nôn ra cục máu hình thỏi bút chì.

*.Hình ảnh nội soi:

Là tiêu chuẩn chẩn đoán quyết định, tuy vậy, có tới 15% bệnh nhân chảy máu tiêu hóa cao, không tìm được nguyên nhân chảy máu.

4.6. Chẩn đoán tiên lượng

– Tiên lượng tốt

+ Toàn trạng: bệnh nhân tỉnh táo, dễ chịu, đái nhiều, có cảm giác đói, thèm ăn.

+ Không nôn ra máu và ỉa phân đen với khối lượng ít hoặc phân đóng khuôn, chuyển sang màu vàng.

+ Đo huyết áp và bắt mạch của bệnh nhân 3 giờ 1 lần trong 24 giờ, nếu mạch, huyết áp giữ mức độ ổn định (không dao động lên xuống).

+ Lượng hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit 3 giờ 1 lần ít giao động

Read Full Post »

SPLENOMEGALY

I. Tổng quan

Lách là cơ quan có chức năng đa dạng, đóng vai trò tích cực trong miễn dịch và tạo máu. Lách nằm ở góc phần tư trên trái của ổ bụng, tiếp giáp với xương sườn 9-12, dạ dày, thận trái, đại tràng góc lách và đuôi tụy. Một lá lách bình thường chỉ nặng khoảng 150g và dài khoàng 11 cm

Lách bình thường không thể sờ được, nhưng đôi khi nó có thể sờ thấy ở thanh thiếu niên và những người có thể trạng gầy. Tuy nhiên, lách phình to hoặc sờ thấy không nhất thiết phải có ý nghĩa trên lâm sàng. Hơn nữa,ở  một số cá nhân với khoảng liên sườn dãn rộng và lách nhỏ, lách có thể được sờ thấy dễ dàng.

Một lá lách có trọng lượng 400-500g được xem là to. Đối với một số tác giả, trọng lương 1000g cho thấy lách rất to. Lách lộ ra dưới bờ sườn thường nặng 750-1000g. Lách được xem là to ở mức độ trung bình nếu kích thước lớn nhất khoảng 11-20 cm và mức độ nghiêm trọng nếu kích thước lớn nhất vượt quá 20 cm.

Trong nhiều trường hợp, lách trở nên phì đại khi thực hiện các chức năng bình thường. Bốn chức năng quan trọng nhất của lách là: Dọn sạch vi sinh vật và kháng nguyên lạ trong máu; tổng hợp các globulin miễn dịch G (IgG), các properdin (một hóa chất của con đường kích hoạt hệ thống bổ thể) và tuftsin (một loại tetra-peptit miễn dịch); loại bỏ các tế bào hồng cầu bất thường; tạo máu.

II. Nguyên nhân

Trong hàng loạt các bệnh lý liên quan, sáu nguyên nhân được xem là chủ yếu khiến lách to bao gồm:

– Phì đại do đáp ứng miễn dịch – chẳng hạn như trong viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn hay tăng bạch cầu đơn nhân trong nhiễm trùng.

– Phì đại do hủy hồng cầu – bệnh hồng cầu hình cầu di truyền hay thalassemie.

– Sung huyết – huyết khối tĩnh mạch lách hay tăng áp tĩnh mạch cửa.

– Tăng sinh tủy xương – chẳng hạn như trong chuyển sản tế bào tủy mạn tính.

– Xâm nhập – ví dụ như trong bệnh sarcoit hoặc một số khối u khác.

– Ung thư – chẳng hạn như bệnh bạch cầu lympho mạn tính và u lympho.

Những nguyên nhân khác bao gồm chấn thương, u nang, u mạch máu, di căn, các khối áp xe lớn (hình 1), và vài loại thuốc.

Hình 1: bệnh nhân này có một áp xe lách do phế cầu khuẩn. Lưu ý rằng lách to mức độ nặng rất dễ nhìn thấy ở góc phần tư trên trái.

Hình 2: mẫu mô cắt từ bệnh nhân ở hình 1. Ghi nhận các ổ áp xe riêng rẽ nằm liền kề với mô bình thường.

1. Lách to do phản ứng viêm:

Đây là sự phì đại cấp tính của lách gắn với các tình trạng nhiễm trùng khác nhau hoặc các quá trình viêm, và là kết quả của sự tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể. Nhu cầu tiêu diệt kháng nguyên lạ trong máu tăng lên, dẫn đến sự tăng sinh của các tế bào lưới nội mô trong lách, tăng kích thích sản xuất kháng thể thông qua tăng số lượng lympho bào. Các ví dụ điển hình bao gồm: lách to do Lupus, hội chứng Felty, nhiễm virus Ebstein Barr…

2. Bất thường về hồng cầu:

Nhiệm vụ của lách là lọc các tế bào mau1 bất thường và loại bỏ chúng khỏi hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Vì thế, các bệnh lý của hồng cầu sẽ khiến lách to. Bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemie, hồng cầu hình cầu là những ví dụ về bất thường hình dạng hồng cấu, làm giảm lưu động cúa các tế bào này qua các mạch máu nhỏ và mao mạch của cơ thể. Nếu không được loại bỏ bởi lách, chúng sẽ gây ra các cục máu đông, làm giảm lưu thông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, việc loại bỏ liên tục sẽ khiến lách sưng lên và nở rộng.

3. Sung huyết:

Tình trạng này diễn tiến như là hậu quả của bệnh xơ gan gây tăng áp tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch lách, hoặc suy tim sung huyết khiến áp lực tĩnh mạch chủ tăng lên.

4. Xâm nhập:

Trong trường hợp này, lách to là kết quả của sự ứ đầy các đại thực bào và các vật liệu khó tiêu hóa (bệnh sarcoit, bệnh Gaucher, thoái hóa tinh bột, khối u ác tính di căn…)

5. Nhiễm trùng lách:

Công việc lọc các tác nhân gây bệnh trong máu của lách, đặc biệt là các sinh vật đã được đóng gói trong nang, có thể dẫn đến hình thành áp xe lách. Vì nhiều áp xe ở lách có thể không gây đau khi xuất hiện, nên kích thước của lách có thể tăng lên cùng với áp xe. Đây là mối tương quan không phổ biến lắm, nhưng rất quan trọng trong tiến trình nhận biết và điều trị.

6. Tăng áp lực/ tắc tĩnh mạch lách:

Máu vào lách thông qua động lạch lách và đi ra theo tĩnh mạch lách. Nếu áp suất trong tĩnh mạch lách tăng lên, hoặc tĩnh mạch lách bị tắc nghẽn, máu sẽ không thể rời rỏi lách và ứ lại làm lách to. Thông qua mối quan hệ với lưu lượng máu ở gan, bệnh xơ gan và tắc tĩnh mạch cửa có thể gây biến chứng với lưu lượng máu tĩnh mạch lách. Suy tim sung huyết có thể khiến cả gan và lách cùng to lên vì nó làm tăng áp tĩnh mạch chủ.

III. Tiếp cận bệnh nhân có lách to

1. Bệnh sử:

Bản thân lách to có thể không gây nên triệu chứng, bệnh nhân thường tìm đến bác sĩ vì các triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm: cơ thể suy nhược do thiếu máu, dễ chảy máu do giảm tiểu cầu, nhiễm trùng tái phát thường xuyên do suy chức năng hệ bạch cầu…

* Vài dấu hiệu liên quan đến các rối loạn tiềm ẩn bao gồm:

– Sốt cao (nhiễm trùng)

– Khó thở, xanh xao, bầm tím hoặc/và các đố xuất huyết (tán huyết)

– Triệu chứng của bệnh gan (sung huyết)

– Sụt cân, suy nhược (khối u)

– Viêm tụy (huyết khối tĩnh mạch lách)

– Tiền sử nghiện rượu, viêm gan (xơ gan)

Tuy nhiên, lách to có thể đè lên cơ hoành, kích thích gây cảm giác đau lan vai trái, nhưng nhẹ và mơ hồ. Lách to cũng có thể đẩy về phía dạ dày, gây cảm giác chán ăn, đầy hơi sớm khi ăn và mất cảm giác ngon miệng.

Ngoài ra, khi lá lách phì đại vượt ra ngoài sự bảo vệ của lồng ngực, nó dễ dàng bị tổn thương hơn. Tùy vào mức độ tổn thương của lách, nó có thể dẫn đến các hậu quả như xuất huyết trong ổ bụng gây chướng (phù nề), đau ở lưng và vai trái, và các dấu hiệu của sốc mất máu bao gốm thở nhanh, nông, da lạnh, tái, vã mồ hôi…

2. Thăm khám lâm sàng:

Kích thước của lách không phải là tiêu chuẩn đáng tin cậy để đánh giá chức năng của lách, và lác lách sờ thấy không phải lúc nào cũng bất thường. Ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và có cơ hoành thấp, ta thường sờ thấy lách.

Thăm khám lâm sàng bao gồm khám sờ với bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và nghiêng phải, gập gối và hông thả lỏng. Yêu cầu bệnh nhân hít vào từ từ, cùng lúc đó ấn nhẹ đầu ngón tay. Sử dụng tư thế Trendelenburg nghịch có thyể giúp đưa lách chạm vào ngón tay của người khám. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các bệnh nhân béo phì nặng. Lách di chuyển trong chu trình hô hấp và có tểh sờ thấy ở cuối thì hít vào.

Trong trường hợp lách quá to, như được miêu tả trong hình dưới đây, cực dưới lách có thể được mở rộng vào vùng chậu hoặc qua đường giữa bụng. Khi đó, sờ ở vùng chậu hay góc phần tư trên phai3 là cần thiết để phân định vị trí và kích thước lách.

Hình 3: Các bờ của lách khổng lồ này dễ dàng sờ thấy được. Lách nặng 3.18 kg, vượt qua đường giữa và mở rộng vào vùng chậu ở phía dưới.

Gõ bụng có thể giúp phát hiện sự thay đổi vị trí của vùng dạ dày trong trường hợp lách to.

Các dấu hiệu bổ sung gợi ý căn nguyên của lách to bao gồm:

– Các triệu chứng của xơ gan (ví dụ như sao mạch, vàng da, tuần hoàn bàng hệ, nữ hóa tuyến vú, cổ trướng…)

– Âm thổi tim (viêm nội tâm mạc, suy tim sung huyết)

– Vàng da.

– Vàng củng mạc (bệnh hồng cầu hình cầu, xơ gan)

– Xuất huyết dạng đồm (bất kỳ nguyên nhân gây giảm tiểu cầu nào).

3. Cận lâm sàng:

Nếu dấu hiệu lách to trong thăm khám lâm sàng không rõ ràng, siêu âm là xét nghiệm được lựa chọn đầu tiên vì tính chính xác và chi ví thấp. CT và MRI có thể cung cấp chi tiết hơn tính nhất quán của cơ quan. MRI đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện huyết khối tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch lách.

Nguyên nhân đang nghi ngờ nên được kiểm tra bằng các xét nghiệm thích hợp. Nếu không có nguyên nhân được nghĩ đến, ưu tiên cao nhất là loại trừ nhiễm trùng, bởi việc điều trị kịp thời có ảnh hưởng đến tiên lượng của nhiễm trùng hơn là các nguyên nhân khác. Xét nghiệm phải được thực hiện triệt để nếu bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ hoặc có biểu hiện nhiễm trùng. Công thức máu, cấy máu, cấy/xét nghiệm tủy xương nên được xem xét. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm trùng, không có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh, mức độ của các xét nghiệm đang gây tranh cãi, nhưng nó có tểh bao gồm công thức máu, phết máu ngoại vi, kiểm tra chức năng gan, và CT bụng. Đo lưu lượng tế bào máu ngoại vi được chỉ định nếu nghi ngờ ung thư hạch.

Nguồn: http://emedicine.medscape.com/article/206208-overview#aw2aab6b2b2aa

http://emedicine.medscape.com/article/206208-clinical

http://emedicine.medscape.com/article/206208-differential

http://www.medicinenet.com/enlarged_spleen_splenomegaly/article.htm

http://www.merckmanuals.com/professional/hematology_and_oncology/spleen_disorders/splenomegaly.html

Read Full Post »

Older Posts »